Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
81807
 1. Đặc điểm kinh tế- xã hội

1.1. Các loại cây trồng chủ yếu: cây rau…

1.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: Luồng, Xoan, Lát…..

1.3. Các loài vật nuôi chủ yếu: Bò, dê, lợn, gà………

1.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã ?

Gia trại của anh Lữ Xuân Phú, anh Vi Văn Tuấn, anh Lê Xuân Thạch thuộc khu phố 6.

1.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng nào ? Số diện tích rừng nghèo kiệt là bao nhiêu, phương án khắc phục:

Trên địa bàn thị trấn có rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Không có rừng nghèo kiệt.

1.6. Các nghề truyền thống trước đây:

Nghề nuôi tằm kéo tơ (trồng dâu, cây gai), nghề rèn, nghề mộc, nghề dịch vụ sửa chữa xe máy, xe đạp, kinh doanh ăn uống……

Hiện nay còn lại nghề rèn, nghề mộc, nghề dịch vụ sửa chữa xe máy, kinh doanh ăn uống. Tập trung chủ yếu ở khu phố 1,2,3 và rải rác các khu còn lại.

Nghề nào còn duy trì và phát huy, định hướng khôi phục và phát triển:

Nghề kinh doanh hàng hóa hiện nay trên địa bàn thị trấn là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Trong đó có sản xuất kẹo nhãn, khâu nhục trở thành thương hiệu đặc trưng nổi tiếng của thị trấn Quan Hóa, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đăng ký được thương hiệu cho sản phẩm vì vậy sản phẩm của chúng ta dễ bị nhầm với những sản phẩm khác đã được đăng ký thương hiệu. Trong khi chất lượng và thành phẩm sản phẩm của chúng ta ngon hơn. Đây là một thiệt thòi lớn cho chúng ta, về lâu dài khó cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu khác.

1.7. Các chợ trên địa bàn: Chợ Huyện Quan Hoá được thành lập từ năm 1983 ,chợ mới đuợc xây dựng lại năm 2013; tình hình hoạt động của chợ: Tình hình hoạt động của chợ rất phong phú, đa dạng về mặt hàng hoá, vào buổi chiều có thêm hàng hóa của bà con người dân tộc Thái ở các xã xung quanh thị trấn tự sản xuất trồng trọt tại nhà hoặc đi săn bắt được đều mang ra chợ bán. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, chợ trung tâm số lượng người ra vào chợ tương đối ít, do có thêm siêu thị Miền Tây, nhân dân chủ yếu vào chợ mua thức ăn; những mặt hàng buôn bán trao đổi chủ yếu ở chợ: Quần áo, hàng tạp hoá, thức ăn khô, tươi…..

1.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:  Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ đâu (mương phai kiên cố, sông suối, mó nước....)

Thị trấn có nguồn nước phong phú từ sông suối, nước sạch, nước ngầm để dùng làm nước sinh hoạt. Không có hệ thống tưới tiêu do diện tích trồng lúa ở thị trấn rất ít, chỉ có rải rác ở khu phố 6.

1.9. Địa bàn xã có công trình thủy điện quốc gia không ? không

1.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã ?( đường liên xã, liên thôn bản, cầu qua sông, qua suối, đường quốc lộ đi qua,.)

Đường quốc lộ 15A chạy qua địa phận thị trấn, là trục đường giao thông chính. Đường trong ngõ một số khu phố vẫn đang là đường cấp phối, đường đất chưa được bê tông hóa. Vào mùa mưa đường rất lầy lội, đi lại rất vất vả cho bà con. Trên địa bàn thị trấn có cầu Na Sài bắc qua sông Mã.

1.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã, phân bố ở bản nào; trữ lượng khai thác:

Trên địa bàn thị trấn không có nhiều nguồn khoáng sản, chủ yếu là đá vôi, đá phiến, cát làm vật liệu xây dựng.

1.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã, có còn bản nào chưa có điện:

Ngày 12/8/1995 các hộ dân trên địa bàn thị trấn bắt đầu được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện nay 100% hộ dân có điện.

1.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã ? tỷ lệ người dân được hưởng hệ thống nước sạch ?

Thị trấn có dự án nước sạch được bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2015. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch là 13%.

1.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã ?

          Qua hệ thống của truyền hình, truyền thanh huyện.

1.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã có hay chưa và đã phủ kín đến các bản chưa ?

7/7 khu phố có hệ thống truyền thanh không dây.

 1.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã. (gồm MN,TH,THCS- DTBT,THPT-THCS-DTNT,TTGDTX&DN..)

Trên địa bàn thị trấn có các hệ thống trường học gồm

Trường Mầm Non, trường Tiểu Học được thành lập từ năm 1992, trường THCS- DTBT được thành lập từ năm 1996, Trường THPT-THCS DTNT,TTGDTX&DN.

 1.17.Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã ?

Có trạm y tế thị trấn được tận dụng từ khu nhà cấp 4 của Dân số hiện nay đã xuống cấp trầm trọng.

 1.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay (theo chuẩn mới)

Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn 7.16%.

 1.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là gì:

Ngành Dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp.

 1.20. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất:

Thuận lợi: Thị trấn Quan Hóa là trung tâm của huyện, có các cơ quan đầu não của huyện đóng trên địa bàn, nơi trung tâm kinh tế văn hóa của huyện và một số huyện lân cận khác, là trung tâm của huyện nên thường xuyên được các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Góp phần vào sự phát triển chung của huyện.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, thị trấn cũng gặp không ít những khó khăn như: Mặc dù là thị trấn vùng núi cao nhưng chưa được quy định các chính sách với đô thị loại V, thị trấn tập trung đông dân cư từ nơi khác về sinh sống nên hoạt động quản lý khó khăn phức tạp hơn so với các xã.

2. Đặc điểm văn hóa

2.1. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, như khặp hát, múa, trống chiêng, khua lóng, kin chiêng, sáo, khèn cúng (Pí Một), khèn đám tang (Pí é), .....hiện này mục nào còn duy trì, mục nào không còn phát huy.

Thường xuyên duy trì về phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống ở các khu như khặp, hát múa, trống chiêng khua lóng.

2.2. Hệ thống Chùa, Đền, Đình, Miếu....trên địa bàn thị trấn, nằm ở địa bản khu phố nào?

Trên địa bàn thị trấn có chùa Ông ( Thiên Sơn Tự), nằm trên địa bàn khu phố 1.

Tên gọi; Sự tích của Chùa, Đền,  Đình, Miếu....

Sự tích nơi này trước đây là thờ Thần, chính thức là thờ đức ông Thống lĩnh quân Khằm Ban, có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cùng với dấu tích bị phá hoại của chiến tranh, đến năm 2011 nơi đây được cải tạo xây dựng lại thành chùa Ông (Thiên Sơn Tự), có su thầy trụ trì trông coi. Hiện nay chùa đã được tôn tạo tu sửa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của bà con phật tử địa phương và du khách lân cận, hướng phát triển du lịch tâm linh trong tương lai không xa.

Đặc điểm kiến trúc của Chùa, Đền, Đình, Miếu:

Chúng ta thấy rằng không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả. Mỗi thời đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng. Mỗi địa phương cũng tùy theo những điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc chùa phù hợp. Đặc điểm kiến trúc của chùa

2.3. Những văn bia, sắc phong còn lưu  giữ,.....; đang ở địa bàn bản nào hoặc gia đình, dòng họ nào lưu giữ. Không có

2.4. Lễ hội trên địa bàn xã: sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay. Không có

2.5. Các trường ca, truyện thơ, khặp đối, khặp giao duyên, mở cổng mường, mời trầu, xin con cháu khi chuẩn bị về nhà chồng, xin của hồi môn,..( ghi lại hoặc giới thiệu ngắn gọn)

2.6. Các sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa tâm linh như Mo người quá cố, Cúng tổ tiên, làm Vía, làm Chá, Chiêng, cúng Thần đất, Nóc nhà, Bếp, nương rãy, ruộng...còn hay  đã bỏ hết. Hiện nay vẫn còn nhưng không còn phổ biến.

- Văn hóa về ngôn ngữ: gồm người bản địa giao tiếp bằng những ngôn ngữ nào? Xưa và nay có gì giao thoa văn hóa trong ngôn ngữ ko? Giao tiếp bằng tiếng dân tộc và xen kẽ tiếng phổ thông. Hiện nay trong tiếng dân tộc có giao thoa văn hoá trong ngôn ngữ.

- Văn hóa ăn uống xưa và nay như thế nào ? Văn hoá ăn uống vẫn giữ những món ăn truyền thống, không còn hiện tượng trong đám cưới, đám ma ăn uống kéo dài vài ngày. Trên địa bàn có một số món như Thịt khâu nhục người Hoa, kẹo nhãn, thịt trâu nướng…là đặc sản.

- Văn hóa mặc, đi lại xưa và nay như thế nào, xưa người dân di chuyển bằng những phương thức nào? Văn hoá mặc, đi lại đã khác ngày xưa nhiều. Ít người phụ nữ dân tộc mặc váy truyền thống của dân tộc mình, xu hướng ăn mặc theo hướng hiện đại. Người dân ngày xưa chủ yếu di chuyển bằng phuơng thức đi bộ, hiện nay ngoài đi bộ còn chủ yếu là đi xe máy, ôto.

- Văn hóa ở, các dân tộc ở nhà gì? Sinh hoạt ntn? Văn hoá ở ngày xưa là nhà sàn, nhà đất. Hiện nay chủ yếu là nhà xây.

- Người Mường thì có câu: Cơm đồ nhà gác, Nước vác,Lợn Thui; Người Thái có câu ví von nào thì cho vào vài câu

- Chữ Viết người thái xưa ở Quan Hóa chung và Thị trấn nói riêng có sử dụng ko?... Hiện nay không sử dụng và rất ít người biết chữ Thái.

2.7. Những phong tục, tập quán thường duy trì lâu nay ?

Phong tục của người dân tộc Kinh, Thái, Mường, Hoa, Tày, Nùng, Dao trên địa bàn thị trấn:

- Tết nguyên đán chung của cả dân tộc Việt Nam

- Tết Nguyên Tiêu ( rằm tháng riêng)

- Tết 3/3 tết Hàn thực (Đồ ăn lạnh).

- Tết thanh minh.

- Tết 5/5 Tết Đoan Ngọ (tết giết sâu bọ)

- Tục cơm mới của người Thái, Mường.

- Rằm tháng 7 Lễ Vu Lan, báo hiếu mẹ

- Rằm tháng 8 tết Trung Thu

- Tết Ông Táo 23 tháng chạp

2.8. Các danh hiệu của xã: Xã văn hóa/ Xã đạt chuẩn nông thôn mới/ Xã anh hùng hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu: Không có.

Công khai tiến độ giải quyết TTHC