Thành công từ mô hình nuôi cá Bỗng ở vùng cao Quan Hóa
Là địa phương có địa hình nhiều suối, tận dụng lợi thế này người dân đã tận dụng những diện tích ruộng sâu gần nhà để đào ao thả cá. Do vậy nguồn thực phẩm từ mô hình ao cá đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân của xã Trung Sơn. Tiểu biểu là mô hình ương, nuôi và cho cá Bỗng sinh sản của gia đình ông Hà Văn Khường ở bản Pượn xã Trung Sơn. Đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách và thu hút đông đảo những người dân đến học tập kinh nghiệm .
Ông Hà Văn Khường đang thả cá giống vào ao
Ông Khường cho biết thêm: “Khi đạt trọng lượng từ 3-5 kg cá bắt đầu sinh sản,1 năm cá sinh sản 2 lần từ tháng 2 đến tháng 9. Năm 2016 gia đình ông cho suất 7 vạn con cá giống với giá thành từ 3 đến 5 ngàn đồng 1 con. Đến hết tháng 11/2017 gia đình ông đã xuất hơn 8 vạn con cá giống. Cùng với bán cá giống và cá thịt, bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập được từ 300 đến 350 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, dù hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nhưng ông khường cho biết, việc nuôi cá Bỗng hiện nay lại gặp hai khó khăn cơ bản đó là đầu ra cho cá vì việc bán cá Bỗng giống của gia đình ông chỉ phụ thuộc vào các thương lái là chính và tuyến đường từng trung tâm xã vào đến khu ao nuôi cá của gia đình ông chủ yếu là đồi dốc đến mùa mưa hầu như thương lái không thể vào thu mua được.
Mô hình nuôi cá bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. Do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.
Với tín hiệu khả quan từ việc nuôi giống cá bỗng, ông Khường đang tích cực mở rộng diện tích ao đầm của gia đình, để nhân rộng mô hình nuôi cá bỗng. Theo ông cho biết, nếu tìm được đầu ra tốt, tận dụng tốt nguồn thức ăn sẵn có thì nuôi cá bỗng sẽ là hướng đi giúp đồng bào vùng cao này thoát nghèo nhanh chóng.
Trao đổi về định hướng phát triển kinh tế XĐGN của xã trong những năm tới, đồng chí Vi Thành Thoa, phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: BCH Đảng bộ xã tập trung khắc phục những khó khăn, tồn tại; tiếp tục trú trọng vào xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình của xã, đặc biệt tập trung vào mô hình trồng cây luồng và nuôi ương cá giống làm thế mạnh./.
Một số hình ảnh về mô hình cá
:
Hoàng Hải
Đài Truyền hình
Tin cùng chuyên mục
-
Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên thị trấn Hồi xuân.
26/03/2024 17:33:05 -
Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, QP – AN năm 2024.
18/01/2024 09:16:21 -
Thị trấn Hồi Xuân tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029
09/01/2024 15:06:45 -
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Quan Hóa thăm và làm việc tại đơn vị Thị trấn Hồi Xuân
27/10/2023 14:00:15
Thành công từ mô hình nuôi cá Bỗng ở vùng cao Quan Hóa
Là địa phương có địa hình nhiều suối, tận dụng lợi thế này người dân đã tận dụng những diện tích ruộng sâu gần nhà để đào ao thả cá. Do vậy nguồn thực phẩm từ mô hình ao cá đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân của xã Trung Sơn. Tiểu biểu là mô hình ương, nuôi và cho cá Bỗng sinh sản của gia đình ông Hà Văn Khường ở bản Pượn xã Trung Sơn. Đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách và thu hút đông đảo những người dân đến học tập kinh nghiệm .
Ông Hà Văn Khường đang thả cá giống vào ao
Ông Khường cho biết thêm: “Khi đạt trọng lượng từ 3-5 kg cá bắt đầu sinh sản,1 năm cá sinh sản 2 lần từ tháng 2 đến tháng 9. Năm 2016 gia đình ông cho suất 7 vạn con cá giống với giá thành từ 3 đến 5 ngàn đồng 1 con. Đến hết tháng 11/2017 gia đình ông đã xuất hơn 8 vạn con cá giống. Cùng với bán cá giống và cá thịt, bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập được từ 300 đến 350 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, dù hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nhưng ông khường cho biết, việc nuôi cá Bỗng hiện nay lại gặp hai khó khăn cơ bản đó là đầu ra cho cá vì việc bán cá Bỗng giống của gia đình ông chỉ phụ thuộc vào các thương lái là chính và tuyến đường từng trung tâm xã vào đến khu ao nuôi cá của gia đình ông chủ yếu là đồi dốc đến mùa mưa hầu như thương lái không thể vào thu mua được.
Mô hình nuôi cá bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. Do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.
Với tín hiệu khả quan từ việc nuôi giống cá bỗng, ông Khường đang tích cực mở rộng diện tích ao đầm của gia đình, để nhân rộng mô hình nuôi cá bỗng. Theo ông cho biết, nếu tìm được đầu ra tốt, tận dụng tốt nguồn thức ăn sẵn có thì nuôi cá bỗng sẽ là hướng đi giúp đồng bào vùng cao này thoát nghèo nhanh chóng.
Trao đổi về định hướng phát triển kinh tế XĐGN của xã trong những năm tới, đồng chí Vi Thành Thoa, phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: BCH Đảng bộ xã tập trung khắc phục những khó khăn, tồn tại; tiếp tục trú trọng vào xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình của xã, đặc biệt tập trung vào mô hình trồng cây luồng và nuôi ương cá giống làm thế mạnh./.
Một số hình ảnh về mô hình cá
:
Hoàng Hải
Đài Truyền hình